Giỏ hàng

PHÒNG TRIỂN LÃM QUỐC GIA ÚC GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐẮT GIÁ NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY TỪNG SỞ HỮU

Tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Linda Lee trị giá 14 triệu đô la Úc sẽ là một trong những công trình công cộng bền vững với môi trường đầu tiên của đất nước này.

Vào ban đêm, ánh sáng bên trong của Ouroboros sẽ được nhìn thấy thông qua hàng nghìn lỗ nhỏ
Courtesy National Gallery of Australia

Phòng triển lãm Quốc gia Úc đã tuyên bố tác phẩm đắt giá nhất từ trước đến nay của mình. Đó chính là tác phẩm điêu khắc ngoài trời trị giá 14 triệu đô la của nghệ sĩ đương đại nổi tiếng Linda Lee, tác phẩm nặng 13 tấn sẽ được trưng bày như một tượng đài, nhân danh những nỗ lực đưa các tác phẩm của nghệ sĩ nữ tại Úc ra mắt công chúng thế giới của Viện Canberra, thông qua chiến dịch “Know my name” – một chiến dịch về các triển lãm và sự kiện đã được phát động từ năm 2019.

Tác phẩm điêu khắc mang tên “Ourboros” của Linda Lee sẽ được đặt tại khu vườn điêu khắc của phòng triển lãm Quốc gia Úc. Tác phẩm sẽ liên tưởng đến ouroboros, một biểu tượng cổ đại mô tả một con rắn hoặc con rồng đang nuốt chửng chính đuôi của nó. Lee là một người Úc gốc Hoa và là môn sinh của Phật giáo Thiền tông, một trong nhiều cõi tâm linh à các ouroboros xuất hiện như một biểu tượng của sự sống, cái chết và sự đổi mới không ngừng. (Biểu tượng này cũng xuất hiện trong các nền văn hoá khác như Aztec và Bắc Âu).

 

“Đó là một vũ khúc từ một thứ gì đó vừa vững chắc, lại vừa như lơ lửng trong sự mơ màng và lãng mạn” – Nghệ sĩ Linda Lee

Bức điêu khắc Ouroboros cao 4 mét, được làm từ thép gương không gỉ và được thiết kế mà không cần thanh chống bên trong, sẽ được đặt trong một hồ nước nông. Du khách có thể đi bộ ngay bên trong công trình rỗng để quan sát các tia sáng, đi qua hàng trăm nghìn những lỗ nhỉ li ti. Vào ban đêm, công trình sẽ được chiếu sáng từ bên trong. Tác phẩm đã được mua lại từ Quỹ phát triển Bộ sưu tập của phòng triển lãm, và sẽ được ra mắt công chúng suốt 24h/ngày.

Giám đốc phòng triển lãm Quốc gia, Nick Mitzevich cho rằng Ourroboros sẽ là một trong những tác phẩm nghệ thuật công cộng bền vững với môi trường đầu tiên của Úc, kết hợp các vật liệu tái chế, tối đa hoá năng lượng tái tạo và giảm thiểu các độc của carbon.

Linda Lee, sinh năm 1954, sống ở phía Bắc của New South Wales, Úc, cho rằng tác phẩm điêu khắc này sẽ sống cùng với ánh sáng và năng lượng.

Cô nói: “Vào ban ngày, bề mặt gương được đánh bóng sẽ phản chiếu lại hình ảnh của thế giới đang lơ lửng – cái bóng thoáng qua của người đi đường, ô tô, những đàn chim bay và những đám mây tuyệt đẹp. Vào ban đêm, Ouroborus sẽ được thắp sáng từ bên trong, “trả lại” ánh sáng cho thế giới mà nó đã nhận được vào ban ngày. Đó là một vũ khúc từ một thứ gì đó vừa vững chắc, lại vừa như lơ lửng trong sự mơ màng và lãng mạn”.

Triển lãm lớn đầu tiên của Lee – “Linda Lee: Moon in a Dew Drop”, tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Úc (MCA) ở Sydney năm 2020, đã được giám tuyển bởi Elizabeth Ann Macgregor, giám đốc người Scotland sắp mãn nhiệm của MCA phụ trách tổ chức.

Tác phẩm này của Linda Lee, sẽ được sắp xếp lắp đặt vào đầu năm 2024, đồng thời chúc mừng cho kỷ niệm 40 năm thành lập của Viện vào năm 2022, và sẽ là tác phẩm quan trọng nhất của cô cho đến nay.

“Chúng tôi muốn kéo dài thời gian hành nghề của một nghệ sĩ”, Mitzevich nói.

Một tác phẩm mới khác trong bộ sưu tập của Bảo tàng năm nay là tác phẩm Myall Creek Rorschach (2019) của Ben Quilty, được nghệ sĩ quyên góp thông qua chương trình Quà tặng văn hoá của Chính phủ Úc.

Bức tranh mô tả địa điểm xảy ra thảm sát Myall Creek năm 1838 trên đất nước Gamilaraay, phía bắc New South Wales, nơi 12 thực dân đã sát hại 28 người Wirrayaraay.

Tấc phẩm đóng vai trò như một đài tưởng niệm, Quilty nói thêm: “Myall Creek là nơi đã xảy ra tội ác chiến tranh. Các bạn nên cảm thấy thất vọng với bản thân nếu bạn đặt chân đến nơi này mà không mảy may suy nghĩ đến số phận của những đứa trẻ, những bà mẹ, những người già đã thiệt mạng tại đây”.

Từ khóa